Đau bụng kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Đau bụng kinh hiện tượng thường gặp ở phụ nữ. Đặc biệt, hiện tượng đau bụng kinh rất thường gặp ở bạn gái tuổi dậy thì và phụ nữ tuổi tiền mãn kinh. Theo các bác sĩ đau bụng kinh được chia làm hai loại: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thức phát. Vậy, đau bụng kinh là gì? Dấu hiệucủa đau bụng kinh ra sao? Cách chữa trị đau bụng kinh thế nào cho hiệu quả. Sau đây là những thông tin chi tiết về những vấn đề này.

Có thể bạn muốn biết:

Đau bụng kinh là gì?

Y học phân loại đau bụng kinh thành 2 loại đó là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát là chứng đau bụng kinh thường gặp mà không phải do các bệnh lý gây ra. Những cơn đau bụng này bắt đầu từ 1 hoặc 2 ngày trước khi xuất hiện kinh nguyệt. Kèm theo tình trạng bị đau bụng thì bạn gái còn thấy có dấu hiệu bị đau bụng dưới, đau lưng hoặc đau đùi. Cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng và thường kéo dài khoảng 12-72 giờ và có thể kèm buồn nôn và nôn, mệt mỏi thậm chí nhiều bạn nữ còn bị tiêu chảy. Đau bụng kinh nguyên phát thường sẽ khỏi khi phụ nữ trưởng thành, sinh con.

Đau bụng kinh thứ phát: là những cơn đau do rối loạn trong cơ quan sinh sản của người phụ nữ, ví dụ như là bị lạc nội mạc tử cung, u xơ cổ tử cung hoặc nhiễm trùng. Đau bụng kinh thức phát thường bắt đầu sớm hơn trong chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài hơn so với đau bụng kinh nguyên phát. Cơn đau thường không kèm theo buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh do các cơn co thắt trong tử cung gây ra. Trong giai đoạn hành kinh những cơn co bóp mạnh hơn. Nếu tử cung co bóp quá mạnh, nó có thể đè lên các mạch máu gần đó, cắt đứt nguồn cung cấp oxy cho các mô cơ của tử cung. Đây chính là nguyên nhân chính gây đau bụng kinh ở phụ nữ.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh thứ phát là do một trong những bệnh trong cơ quan sinh sản của người phụ nữ gây ra. Các bệnh khiến chị em phụ nữ bị đau bụng kinh phải kể đến đó là:

Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng mô lót tử cung đi lạc khỏi tử cung.

Bệnh viêm vùng chậu: là tình trạng vi khuẩn bắt đầu trong tử cung và lây lan sang các cơ quan sinh sản khác.

Do bị hẹp cổ tử cung: Là tình trạng tử cung bị thu hẹp quá mức do với bình thường.

Do u xơ tử cung: là sự phát triển của các khổi u trên hoặc trong thành tử cung của người phụ nữ.

Dấu hiệu đau bụng kinh thường gặp nhất?

- Đau bụng dưới có thể nhẹ hoặc dữ dội

- Cảm giác có áp lực trong bụng

- Đau ở hông, lưng dưới và đùi trong

Chẩn đoán và xét nghiệm khi bị đau bụng kinh

Nếu bạn đang bị đau bụng kinh nguyệt nghiêm trọng và kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.

Khi đến các cơ sở y tế bạn sẽ được yêu cầu mô tả các triệu chứng đang gặp phải. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện kiểm tra vùng chậu cho bạn. Lúc này các bác sĩ sẽ chèn một mỏ vịt để kiểm tra âm đạo, cổ tử cung và tử cung cho bạn. Nếu bác sĩ thấy có những u hoặc thay đổi bất thường nào ở âm đạo và tử cung thì sẽ tiến hành lấy mẫu dịch âm đạo để làm các xét nghiệm cần thiết.

Nếu như có sự nghi ngờ bạn đang gặp phải tình trạng đau bụng kinh thứ phát các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn làm thêm một số xét nghiệm cần thiết khác.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng lưu ý đến chị em phụ nữ. Nếu như bạn đang sử dụng tampon hãy lưu ý và đến ngay cơ sở y tế khi có những triệu chứng sau:

- Sốt cao

- Nôn

- Tiêu chảy

- Chóng mặt, ngất xỉu

- Có hiện tượng phát ban giống như bị cháy nắng.

Đây được cho là những triệu chứng của hội chứng sốc độc. Hiện tượng này rất nguy hiểm và nó đe dọa trực tiếp đến tính mạng của chị em. Vì vậy, các bác sĩ khuyên bạn không được chủ quan.

Giảm đau bụng kinh nhẹ bằng cách:

- Để giảm đau bụng kinh nhanh chóng bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

- Bạn cũng có thể đặt một miến đệm nóng hoặc một chai nước nóng ở dưới lưng hoặc bụng.

- Nghỉ ngơi đúng cách

- Tránh các thực phẩm có chứa caffeine.

- Tránh hút thuốc, uống rượu.

- Tiến hành massage lưng dưới và bụng của bạn.

- Thường xuyên tập thể dục thể thao.

Lưu ý: Nếu những bước này không giúp  bạn giảm đau bạn có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để nghe thêm nhiều lời khuyên bổ ích. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định liều giảm đau cao hơn hoặc chỉ định cho bạn sử dụng thuốc tránh thai.

Cách chữa đau bụng kinh nặng

Điều trị đau bụng kinh bằng phương pháp phẫu thuật

- Tùy theo từng trường hợp bác sĩ sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tiến hành loại bỏ hoàn toàn nội mạc tử cung. Theo khuyến cáo của các bác sĩ thì chị em phụ nữ không nên áp dụng biện pháp này khi vẫn muốn có con.

- Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, soi cổ tử cung hoặc tiến hành nong và nạo tử cung để lấy mẫu xét nghiệm. Sau đó tiến hành loại bỏ một số loại polyp tử cung gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều và đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt.

- Hoặc các bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ hoàn toàn tử cung để điều trị dứt điểm hiện tượng đau bụng kinh bởi khi cắt bỏ tử cung thì người phụ nữ không còn có chu kỳ kinh nguyệt và không còn khả năng sinh con. Đây cũng là một trong những biện pháp triệt sản ở phụ nữ.

Lưu ý: Khi sử dụng những biện pháp phẫu thuật để điều trị đau bụng kinh chị em phụ nữ cần xem xét, suy nghĩ và tìm hiểu kỹ bởi khi sử dụng những biện pháp này thì khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cao.

Chữa trị đau bụng kinh bằng thuốc

Bạn có thể sử dụng những loại thuốc chống viêm không có steroid để giúp hạn chế tình trạng mất máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt và giảm cơn đau bụng hiệu quả.

- Sử dụng một số các loại thuốc tránh thai nhiều chị em phụ nữ có thể giảm được những cơn đau bụng mỗi khi có kinh nguyệt, đồng thời còn có thể giúp chị em điều hòa kinh nguyệt. Trường hợp này chỉ áp dụng với chị em phụ nữ không bị dị ứng với thuốc tránh thai và không chịu tác dụng phụ của thuốc. Nhiều trường hợp sử dụng có thể gây tác dụng ngược lại, gây nên hiện tượng kinh nguyệt không đều hoặc gây mất kinh.

- Bổ sung thêm sắt bằng cách uống thuốc sắt hàng ngày cũng là một trong những giải pháp giúp bạn làm giảm cơn đau bụng và hạn chế tình trạng thiếu máu.

- Ngày nay, một số nơi đã sử dụng cách đặt vòng tránh thai có tiết hormone Mirena để giúp chị em phụ nữ giảm cơn đau và hạn chế ra máu nhiều khi hành kinh...

Lưu ý: Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để chữa đau bụng kinh cần có chỉ định của các y bác sĩ. Nếu tự ý mua thuốc về nhà uống có thể làm cho tình trạng của bạn trở nên nặng hơn hoặc có thể gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm.

Như vậy, chúng tôi vừa đưa ra những thông tin cần thiết xoay quanh vấn đề bị đau bụng kinh nguyệt ở nữ giới. Từ những thông tin này chúng tôi tin rằng bạn đã nắm được "đau bụng kinh là gì" cũng như những triệu chứng của đau bụng kinh thường gặp nhất từ đó có những cách khắc phục hiệu quả tình trạng này.

Nếu như bạn đang băn khoăn không biết khi bị đau bụng kinh đi khám phụ khoa thì quy trình khám phụ khoa sẽ như thế nào? thì có thể tham khảo ngay tại đây nhé.

Phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh

Hotline: 0386.977.199

Hoặc chát trực tuyến tại đây nhé: